Subscribe:

Thứ Năm, 7 tháng 9, 2023

Cuộc đối thoại triết học kinh điển giữa Einstein và Tagore

 

Cuộc đối thoại triết học kinh điển 

giữa Einstein và Tagore

 
Facebook

Ngày 14/7/1930, Albert Einstein tiếp đón tại nhà ông ở ngoại ô Berlin một triết gia, nhà thơ, người từng đoạt giải Nobel, Rabindranath Tagore.

Hai người đã có một trong những cuộc trò chuyện trí tuệ và lý thú nhất trong lịch sử về bản chất của khoa học, mà tâm điểm là câu hỏi gai góc: liệu tính khách quan của Chân lý/khoa học có thực sự tồn tại? Tuy nhiên, ở tầng ý nghĩa sâu hơn, cuộc trò chuyện của họ vượt ra ngoài khuôn khổ đối thoại khoa học, thay vào đó phản ánh bản chất niềm tin mang tính lý tưởng về thứ Đạo mà bản thân họ theo đuổi, và chính điều đó đã khiến nó trở nên hết sức quan trọng, đáng để suy nghiệm đối với tất cả chúng ta. Dưới đây là bản dịch bài tường thuật cuộc trò chuyện đăng trên Brainpickingi1, cùng lời bình của dịch giả.

EINSTEIN: Ông có tin vào một đấng linh thiêng tồn tại biệt lập khỏi thế giới?

TAGORE: Không biệt lập. Tính người vô tận đủ để thấu hiểu cả Vũ trụ. Chẳng có gì nằm ngoài khả năng lĩnh hội của con người, như vậy Chân lý của Vũ trụ cũng là một Chân lý thuộc về con người.

Tôi lấy một số thực tế khoa học để làm rõ thêm điều này – Vật chất cấu tạo nên từ các proton, electron và khoảng rỗng giữa chúng; nhưng vật chất bề ngoài lại có vẻ cứng rắn. Tương tự như vậy, nhân loại cấu thành từ những cá nhân, nhưng các mối quan hệ kết nối người và người khiến thế giới nhân loại là một thể thống nhất sống động. Toàn bộ vũ trụ cũng kết nối với chúng ta theo cách tương tự, và đó là một vũ trụ của con người. Tôi đã theo đuổi suy nghĩ này qua nghệ thuật, văn học, và nhận thức tôn giáo của loài người.

EINSTEIN: Có hai nhận thức khác nhau về bản chất vũ trụ: (1) Thế giới là một chỉnh thể phụ thuộc vào [nhận thức chủ quan của] con người. (2) Thế giới là một hiện thực tồn tại độc lập với yếu tố con người.

TAGORE: Khi vũ trụ hài hòa với Con người, cái vĩnh hằng, ta nhận ra đó là Chân lý, ta cảm thấy đó là cái đẹp.

EINSTEIN: Đó thuần túy chỉ là nhận thức [chủ quan] của con người về vũ trụ.

Thứ Ba, 15 tháng 8, 2023

—- THÁNG BẢY VÀ RỒNG —-


 —- THÁNG BẢY VÀ RỒNG —-

-€ Chúa tể bầu trời, ông hoàng cõi đất, bá chủ linh vật…., và ngài là sản phẩm tưởng tượng nhờ khoảnh khắc cắn nhầm cỏ của loài người thời tiền văn minh. Ngoại diên của ngài là sự trống rỗng.
-€ Ngài hiện diện khắp nơi, trên trời, trần gian, địa phủ. Trong cõi nhân gian, ngài có mặt từ ngai vàng thiên tử đến cổng nghĩa địa làng. Ngài là rồng và ngài là biểu tượng cho uy quyền chín cõi trong ngoài, trên dưới, phải trái, thiện ác và cõi giữa.
-€ Ngài ngự luôn vào hàng ngũ 12 con giáp, và cũng chỉ có mỗi ngài là chưa ai chạm nắm sờ bóp trong hiện thực vật chất cảm tính bao giờ. Nhưng người ta vẫn quả quyết rằng, ngài luôn cực khủng, thấy đầu thì không thấy đuôi, dài tối thiểu là chín khúc.
-€ Ngài là Tổ phụ của họ Hồng Bàng, đẻ nước Văn Lang. Dòng giống của ngài lẫm liệt uy quyền, phát triển hơn 4000 năm bên bờ biển Đông -Long cung vương điện ngài ngự.
-€ Đế đô thượng cổ Ngàn Hống của Hồng Bàng Thị cũng do ngài một tay dày công đắp nên mà có, cổng thành 99 ngọn, giờ vẫn còn đó, ngài bảo hành nó vĩnh viễn.
-€ Rằm tháng 7 báo hiếu, nhớ ơn ngài xiết bao.


Thứ Tư, 2 tháng 12, 2020

TRANDINHBICH -- ƯỚC ---

TRANDINHBICH

-- ƯỚC ----

Ước gì

em ở đâu đây

để

ôm em

một vòng đầy

yêu thương

Ước gì

cơn gió đầy hương

thổi vào mộng mị

môi hường em thơm

Ước gì

gần với em hơn

một nắm tay

một chút lườm

phải không

Ngày qua như gió triền sông

Nhớ em

một mối tơ lòng

thẳm sâu

Mai sau, ước có mai sau

bên em

anh uống 

hết sầu mắt em.


Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2020

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

 

CÂU HỎI ÔN TẬP và ĐỀ CƯƠNG ÔN THI

 MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

****************

Câu 1:

Phân tích những điều kiện kinh tế - xã hội cho sự ra đời Chủ nghĩa xã hội không tưởng.

Gợi ý

- Định nghĩa Chủ nghĩa xã hội không tưởng (nêu và phân tích định nghĩa).

- Điều kiện ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng

   + Điều kiện kinh tế:

+ Điều kiện xã hội

- Những điều kiện trên khiến cho xã hội tư bản chưa bộc lộ hết bản chất, quy luật của xã hội phân chia giai cấp; tính tất yếu và con đường đúng đắn của việc xóa bỏ CNTB chưa rõ ràng, lực lượng giai cấp công nhân chưa trưởng thành, chưa trở thành lực lượng chính trị độc lập).

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2020

Trandinhbich 17/7/2019 ------ XA LẠ -----

Trandinhbich 17/7/2019
------ XA LẠ -----
Hà Nội chẳng còn em
người con gái sầu thương nơi bến nhớ
Kệ phố vẫn nồng hương hoa sữa
Hà Nội chẳng còn buồn
dẫu đêm vẫn dài như xưa cũ
Anh không còn hoang dại
tình không còn rong rêu
Hà Nội chẳng còn vị ngọt tình yêu
Nghìn năm qua đi Hà Nội chẳng còn nhiệm màu cũ kỹ
Anh xin lỗi, mai này trong luyến nhớ
Anh chẳng thể gọi tên em bởi phố quá đông người
Trong tim anh
chim sáo đã bay rồi
Về phía hoàng hôn ngày hôm qua lặng lẽ
Hà Nội chẳng còn em dẫu vẫn nồng hương hoa sữa
Như anh
xác chẳng còn hồn bởi trống vắng
tình yêu!
++(Tiễn biệt Phan Vũ của "Em ơi ! Hà Nội phố")++
Bạn, Nhung Nguyễn Mỹ, Tue Nguyen Dinh và 69 người khác
47 bình luận
Chia sẻ

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2020

TĐB --- Mai sau

TĐB - 21/12/2019

---Mai sau ---
Mai sau nếu có luân hồi
Làm cây son gió thoa môi em hồng
Làm tia nắng giữa chiều đông
Ngủ quên dìu dịu trong vòng tay em

TĐB -- Hóng xuân

TĐB 4.1.2020

---Hóng xuân ---

Rượu uống tôi cạn nậm
Thơ chuốt tôi trọn bài
Nậm nâng tôi dốc ngược
Thơ lườm tôi dặm dài
.
Say kéo tôi sát gần
Mơ vùi tôi tình nhân
Ngõ nhỏ cười đào nụ
Em có về không xuân?