Trandinhbich - 27/10/2011
ĐẾN BAO GIỜ LÃNH ĐẠO NAM ĐỊNH MỚI CÓ TÀI?
Đến bao giờ lãnh đạo Nam Định hết thói háo danh, háo bằng cấp, thói ngu xuẩn khinh rẻ nhân tài?Trước hết, phải nói rõ ngay với người đọc rằng, nhân tài là người có năng lực xử lý tốt công việc, mang lại nhiều ích lợi về kinh tế, văn hóa, chính trị .......... cho tập thể, tổ chức, xã hội và nhân loại. Nhân tài có thể là người gầy yếu hoặc khỏe mạnh, trẻ hoặc già, da đen, da trắng hoặc da vàng, có bằng cấp hoặc chẳng có bằng cấp nào.............Theo đó, nhân tài có thể do được đào luyện trên ghế nhà trường mà thành tài, cũng có thể do tự nỗ lực học hỏi trong cuộc sống mà thành tài. Chung quy, nhân tài là người tài trong hoạt động thực tiễn, giá trị của Tài ở chỗ đó. Theo đó, mảnh bằng ĐH hay Tiến sĩ cũng tuyệt đối không mang giá trị của Tài, không nói lên ai tài ai không. Mà phải trong "hành động thực tiễn", nghĩa là trong xử lý công việc thì tài năng mới bộc lộ rõ ràng. Có tài hay bất tài thì cũng phải đo bằng cái thước đo như thế.Trường ĐH chỉ là một môi trường rèn giũa một phần phẩm chất xã hội cho con người thôi, không phải là môi trường duy nhất. Xét cho cùng đào tạo trong nhà trường chỉ là một hình thức phát triển phẩm chất xã hội của người học mà thôi, không phải là hình thức duy nhất có. Lịch sử chỉ ra rằng có nhiều hình thức phát triển nhân tài chứ không chỉ có một hình thức là ngồi trên ghế của giảng đường ĐH. Trong lịch sử cũng đã xuất hiện vô vàn người có bằng cấp mà bất tài và ngược lại, có tài mà không có bằng cấp.
Sự phát triển của các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, Pháp,..........rất chú trọng đào tạo phẩm chất và năng lực xã hội cho nhân lực quốc gia. Trong thời đại tri thức phát triển như vũ bão thì một mình nhà nước không làm nổi cái việc to lớn ấy, do đó, các trường ĐH Tư thục ra đời và làm thay phần lớn công việc đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước. Khi còn sống, Lenin, vị lãnh tụ cách mạng của nước Nga đã nói: "Dùng cả hai tay mà lấy những cái tốt của nước ngoài: Chính quyền Xô-viết + trật tự ở đường sắt Phổ + kỹ thuật và cách tổ chức các tơ-rớt ở Mỹ + ngành giáo dục quốc dân Mỹ ....... + + = S (tổng số, tổng kết lại) = chủ nghĩa xã hội". Thời Lenin còn sống thì giáo dục quốc dân Mỹ đã chủ yếu dựa vào các trường tư thục rồi.Mỗi một năm, các trường ĐH tư thục ở Mỹ sản sinh ra số lao động chất lượng cao có tỷ lệ gấp hàng trăm lần các trường ĐH công lập của nước họ. Hàng ngàn thanh niên có chỉ số thông minh vượt bậc trên khắp thế giới đổ xô vào học các trường ĐH tư thục ở Mỹ và, khi tốt nghiệp ra trường thì họ trở thành những người quan trọng trong các tổ chức kinh tế, giáo dục, chính trị, văn hóa, nơi mà họ làm việc. Qua đó ta thấy sức mạnh của xã hội hóa giáo dục lớn lao biết chừng nào. ĐH Tư thục ở các nước phát triển nhất thế giới chính là niềm kiêu hãnh của nền giáo dục quốc gia của họ.Nước ta trên con đường xã hội hóa giáo dục. Phát triển các ĐH tư thục là tất yếu không thể đảo ngược được. Không ai có quyền (dù cho cái quyền ấy sinh ra từ sự ngu xuẩn nhất đi chăng nữa) chối bỏ xu thế tất yếu ấy.Lãnh đạo Nam Định đưa ra chủ trương loại bỏ người tốt nghiệp ĐH dân lập - tư thục trong tuyển chọn nhân lực cho tỉnh phản ánh một tầm nhìn quá hạn hẹp và ngu dốt thực sự. Ngu dốt ở chỗ nào?1) Không phân biệt nổi "nhân tài" và "người có bằng ĐH", theo đó, cách đơn giản nhất và cũng ngu xuẩn nhất là đồng nhất "người tài" và "người có bằng ĐH".2) Không thấy được tính tất yếu của đào tạo ĐH Dân lập - Tư thục trên con đường phát triển của quốc gia. Ngủ mê trong một thế giới quan chật hẹp và không vận động của nền văn minh nông nghiệp trình độ thấp.3) Háo bằng cấp, háo danh hão. Đây là căn bệnh của những người không có thực lực, những kẻ bất tài nhưng rất đố kị ghen ghét người tài.4) Không xây dựng nổi một hình thức tốt nhằm tuyển chọn "người có năng lực làm việc" cho toàn tỉnh. Ăn lương lãnh đạo, xe thì đẹp, nhà thì cao, cấp dưới có hàng trăm người nhưng bao nhiêu năm đổi mới đã trôi qua mà vẫn không có nổi được một cơ chế tuyển dụng công chức khoa học và hiệu quả.5) Lãnh đạo nào cũng đi nước ngoài xoành xoạch, thậm chí là tranh nhau đi công tác ở các nước văn minh nhất trên thế giới nhưng không có năng lực học hỏi được chút gì từ việc "tuyển dụng và sử dụng nhân tài" ở các nước văn minh. Quản lý, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của địa phương là "hoạt động thực tiễn" của các vị, là chỗ để các vị thi triển tài "kinh bang tế thế" của mình, nhưng qua việc này mới thấy được cái TÀI của các vị nó nằm ở đâu, cái TÂM các vị nó nằm ở chỗ nào. Thế mới thấy các vị bất tài, bất lực trong tuyển chọn công chức như thế nào.
Những người không có bằng đại học đã làm thay đổi thế giới:
Ăng ghen - cùng với Các Mác, ông là cha đẻ ra phép biện chứng duy vật và Chủ nghĩa xã hội khoa học
Hồ Chí Minh - lãnh tụ thiên tài dân tộc Việt Nam
Bill Gate
Steve Jobs
Michael Faraday - cha đẻ của động cơ điện
William Herschel - Nhà thiên văn học tìm thấy Thiên vương tinh
Nhà toán học huyền thoại Ấn Độ
Gregor Mendel - cha đẻ ra di truyền học
Lêôna Đơ Vanhxi - Thiên tài hội họa, nhà bác học, kỹ sư lỗi lạc, có nhiều phát minh trong nhiều ngành khoa học và nhiều sáng chế máy móc vượt thời đại.