Subscribe:

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Trandinhbich - ĐÊM, BOY VÀ CHIM MÙA ĐÔNG

Trandinhbich 17.12.2015
(Đêm Lai Châu)

ĐÊM, BOY VÀ CHIM MÙA ĐÔNG 

Chap 1

Boy hư ghé phố đèn đỏ
Thấy đèn khi mờ khi tỏ
Chợt thấy đời rất nhỏ
Như hoa cỏ
Trên mỏ con chim mùa đông
Đang rỉa lông bên hông cây cột điện
Chắc nó là chiền chiện
Con chiền chiện cuối cùng của đêm
Còn thức....

Chap 2

Boy từ núi xuống thị thành
Thấy đèn giăng mắc long lanh bên giời
Boy bèn ghé để vui chơi
Nào ngờ cửa khép then lơi lơi là
Đang khi bối rối dời ra
Gặp chim chiền chiện hiên nhà rỉa lông
Quắt quay ngọn gió mùa đông
Boy đây chim đấy nao lòng canh khuya.......

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Trần Đình Bích - MỘNG


Trần Đình Bích. 21.12.2015

         MỘNG 

Mấy đông 

giá trọn 

kiếp người

Nhớ nhung 

dệt mấy 

khóc cười 

với trăng

Mơ tan 

hoá vệt 

sao băng

Đêm đêm 

mộng mị 

ả hằng 

xa xưa............

TĐB - CHÚA và EM

TĐB. 24.12.2015

         CHÚA và EM
 
Chúa giáng sinh máng cỏ

Em giáng sinh trong anh

Chúa - tình yêu vĩnh cửa

Em - người tình mong manh 

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Trần Đình Bích - NHẠT THAY KẾT CUỘC KIM - KIỀU



Trần Đình Bích. 8.12.2015

NHẠT THAY KẾT CUỘC KIM - KIỀU 


Cụ Nguyễn Du hẳn chẳng ngờ được rằng có một ngày Truyện Kiều lẫy lừng năm châu bốn biển như ngày nay. Người thiên tư tuyệt đỉnh, văn hoá sâu dày, tình đời lại bội phần thấm đẫm thì mới có tác phẩm lừng danh thiên cổ đến như vậy. Con cháu lấy làm yêu lắm lắm.
Ngày tháng u nhàn lần giở cảo thơm, xem đi xem lại thấy mười phần đẹp đẽ không chê được ý nào, tất thảy đều câu vàng nét ngọc, chữ chữ rồng bay phượng múa rất ư là nhã nhã, tinh tế vượt trội trăm nhà, đi trước thời đại. Nhưng đọc hết thiên truyện, buông sách xuống thì chợt thấy lòng nhẹ bẫng mất đi, hồn vía tan biến chẳng còn gì. Tự hỏi rằng dư vị là đâu? Nhất nhất ngẫm ngợi lại toàn bộ cốt truyện thấy có chỗ không được đắc tâm cho lắm, chính là chỗ làm cho tình sử Kim Kiều khởi sự tuyệt hay đến thế bỗng chốc kết thúc thành nhạt nhẽo không ra gì. Bèn thảo mấy chữ ra đây tỏ bày ngu ý, trước là bởi yêu Cụ mến Kiều, sau là rộng chỗ cho bạn bè chiêm nghiệm, cúi xin gạch đá đời bởi to gan dám mạo phạm đại thi hào cùng cao nhân Kiều học gần xa. Nhưng vẫn trộm nghĩ mai sau duyên trời cho gặp cụ ở xứ ấy, thời vì viết mấy dòng này mà cụ xoa đầu dạy dỗ thêm cho thì vui vẻ nhường nào. 
THỨ NHẤT: Tuy cốt truyện cụ lấy của người ta, có sáng tạo khác đi cho hợp ý, nhưng kịch bản chưa đắc cách. Nói đến kịch bản đời Kiều đã đành long đong trôi nổi, cụ gửi vào đó nhiều triết lý nhân sinh của đời cụ, sâu xa khó dò, nhưng cái xương sống của truyện là mối tình Kim - Kiều. Xét lẽ thông thường Kim Kiều đoàn viên "chẳng trong chăn gối cũng ngoài cầm thơ" nghe qua thấy đẹp, ngắm kỹ thấy nhạt. Nó hợp cách nghĩ của cụ - một nhân cách văn hoá xứ Nam tiêu biểu, hợp triết lý nhân quả trong tâm thức Việt, có đắng cay thời có ngọt ngào, có buồn thời có vui, có hy sinh thời có viên mãn....., nhưng kịch văn chương như thế thì hẳn là vứt đi bảy tám phần mất rồi. Cái sự đoàn viên ấy làm cho cái bi trong ái tình Kim Kiều chưa đến độ tuyệt cao, cái thảm trong tình Kim Kiều chưa rơi chạm vực sâu, cái dư ba của thiên tình ấy trở nên tan nát hết cả. Thiên tình đau đớn đoạn trường ấy cần một cái kết khác. 
THỨ HAI: Đọc toàn thiên truyện thấy "thương thân nàng Kiều", nhưng cảo thơm lần giở mãi chả thấy chàng Kim đớn đau là mấy đâu. Cụ để chàng Kim tầm thường "duyên nợ ba sinh" cùng tuyệt thế giai nhân như thế mà được ư? Vâng, thì chàng có "Vật mình vẫy gió tuôn mưa, Dầm dề giọt ngọc thẫn thờ hồn mai, Đau đòi đoạn ngất đòi thôi, tỉnh ra lại khóc khóc rồi lại mê", "Thẩn thờ lúc tỉnh lúc mê, Máu theo nước mắt hồn lìa chiêm bao" và chỉ có như vậy. Cái hình tượng người quân tử đau khổ vì tình nó chỉ có bấy nhiêu thôi thì quả là chẳng đáng gì. Sau đó thì chàng làm gì? Cưới Thúy Vân như nàng gửi gắm, lo cho Vương gia chốn ăn ở, thi cử đỗ đạt thỏa chí nam nhi, chịu chức quan, đôi ba chuyến lần dò manh mối tìm kiếm bóng nàng, tâm tư cũng ra chiều khổ não. Và.....hết. Chả còn gì nữa cả. Hình ảnh chàng trở nên rất thường so với đoạn trường đau đớn của nàng. Cụ để chàng quá gò mình trong thân phận nhỏ nhoi như thể cái tình năm xưa ấy chỉ là cơn gió nhẹ. (Làm như chàng thì Trần Đình Bích tôi đây cũng thừa sức làm được, và thằng đàn ông đa tình nào trên thế gian này mà chả làm được, thưa Cụ). Thế thì có phải tình ấy chẳng đáng là tình thiên thu không, thế có phải mất công giời buộc duyên không, thế thì tâm ý cụ chỗ này có phải tầm thường không? Chàng có xứng với tâm nguyện "Đã lòng quân tử đa mang, Một lời vâng tạc đá vàng thủy chung" của nàng mà Cụ gán cho không? Chắc chắn là không, nghìn lần không, vạn lần không.

Trần Đình Bích - VƯƠNG THUÝ KIỀU, NGƯỜI ĐÀN BÀ LẦM LẪN




Trần Đình Bích. 5.12.2015

 VƯƠNG THUÝ KIỀU, NGƯỜI ĐÀN BÀ LẦM LẪN

Thật vui khi thế giới biết đến Truyện Kiều, vinh danh cụ Nguyễn Tiên Điền, con cháu truyền nhau lưu giữ tài hoa của cụ để pho tráng ca tình sử kia còn cho mãi mãi. Nhưng tôi ghét nàng, Vương Thúy Kiều, tôi ghét nàng.
                     Đã đành số phận dập vùi
               Bán thân lầm lỡ ai vui được nào
Rồi người người thương xót nàng, người người khổ thay nàng, người người ngợi ca nàng. Nhưng có lẽ ít ai thấy sự ngớ ngẩn của nàng, vì họ bị mê muội trong tình thương thân phận nàng mà che lấp mất, hoặc họ mải mê những điều tưởng tất yếu phải xảy đến, phải chia lìa trong xã hội ấy (như cụ Nguyễn mặc định trong tác phẩm) mà bỏ qua cho nàng. Nhưng với tôi, nàng có tội, nàng ngớ ngẩn và không xứng đáng để được ca tụng.
Thứ nhất: nàng có tội với tình Cha - tình phụ tử. Người đàn bà quốc sắc thiên hương, thông minh tột đỉnh như nàng sẽ không quyết định ngớ ngẩn - bán mình. Trước khi nói đến việc nàng ngớ ngẩn bán mình, ta hãy cùng xem lại cái lý sự ở đây. Vương Ông không phải hạng nhà tầm thường, chữ nghĩa đủ để là bậc thầy danh gia trong xứ ấy, của để dành có thể chẳng nhiều gì (nhà nho), nhưng vườn tược hẵng đấy, tư gia hẵng còn, không nứt đố đổ vách thì cũng khối người mơ ước. Sao Kiều dám bán mình chuộc cha mà không dám bán nhà chuộc cha? Tại sao không? Nàng ngớ ngẩn đến độ cho rằng nhà cửa ruộng vườn lớn hơn tấm thân vàng ngọc của mình? Nàng hiếu tử đến độ cho rằng thân mình là của riêng mình nàng? Hẳn nàng không nghĩ đến cảnh cha nàng (nhà nho) uất vì con gái bán mình mà đâm đầu vào tường nhà ngục hay chăng? Nàng đang nghĩ cái quái gì thế? Nếu cha nàng có mệnh hệ gì vì quyết định ngớ ngẩn của nàng, liệu nàng có đáng để xót thương? Kẻ bất hiếu trong đời này liệu có đáng để xót thương?
Thứ hai: nàng có tội với tình chàng Kim - tình yêu. Đã dám xăm xăm đè nẻo vườn khuya với chàng, đã dám song song tạc một chữ "đồng đến xương", cớ sao chỉ một phút chốc nàng quên? Nàng không quên, nàng đau đớn nhưng nàng ngớ ngẩn. Người đàn bà này không đáng để tin, để yêu và để thương! Tại sao nàng dám bán mình khi chàng đi vắng? Thể tất cho nàng vì sự việc cần kíp - cứu cha, nhưng quyết định vội vàng của nàng cho thấy tình của nàng với chàng Kim chỉ là gió thoảng mà thôi. Trong mắt nàng, tức là trong lí trí của nàng, Kim chưa là người đàn ông của đời, chỉ là mây trôi trên trời, chỉ là vầng trăng đáy nước, không đáng để trông cậy! Kẻ bạc tình phụ nghĩa liệu có đáng khen?

Trần Đình Bích - Gởi yêu thương

Trần Đình Bích. 7.12.2015

Gởi yêu thương

Từ thuở người đi tôi thấy nhớ

Bàn tay mai mảnh những yêu thương

Đêm lạnh giấc đồng ôi buốt giá

Sương phủ thành đô mấy canh trường


Chẳng thấy người ta điện thoại gì

Nhắn tin cũng vậy, biệt tăm đi

Bóng chim tăm cá phương trời ấy

Có biết Đông về xứ Vĩnh Tuy ?

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

LẦN ĐẦU ĐẾN THỦ PHỦ XỨ THANH LÀM CHUYỆN ẤY

LẦN ĐẦU ĐẾN THỦ PHỦ XỨ THANH LÀM CHUYỆN ẤY
Đi qua thì nhiều quá rồi, nhưng bây chừ mới có dịp ghé vào Tp Thanh Hoá. Dạy nguyên một lớp cán bộ cấp cơ sở xã, phường học Tại chức ngành Quản lý Nhà nước. Về thành phần thì đại để là cơ bản từ 40 trở lên, có bác tóc trắng xoá cả đầu rồi, chỉ một ít em ít tuổi hơn mình thôi. Giảng đường mênh mông chứa hơn 200 ghế ngồi, nhưng lớp chỉ đi có non nửa mà thôi. Lớp trưởng báo cáo: chủ yếu là cán bộ cơ sở nên nhiều ace bận việc quá, bữa đực bữa cái thầy ạ, mong thầy thông cảm. Hê hê, thông quá đi ấy chứ, cán bộ là đầy tớ của dân, trăm công ngàn việc, ngập đầu ngập cổ, thầy thông quá đi ấy chứ. Chị lớp phó nhăn nhó: thưa thầy, lớp em có rất nhiều ace phải đi gần 300 cây số để đến lớp đấy ạ. Trời đất, gì mà xa dữ zậy trời? Dạ, thì thưa thầy là đi từ thượng nguồn con sông Mã về, có người từ cuối tỉnh giáp Nghệ An lên thầy ạ, đường chim bay thì hơn nửa thôi, nhưng chim đi xe ôto thì ngoằn ngoèo lắm thầy ạ. Nhưng chủ yếu vẫn là khoảng vài chục cây số đổ về đó thầy...Nghe xong hết cả hồn vía các bác ạ.
Thưa thầy, tình hình bọn em là abcd, dạ thậm chí là opqg...Môn này lại khó quá trời xyz ... nên thầy chiếu cố rwghjk...

CHÂN LÝ


CHÂN LÝ

Chú em quản lý ra tư vấn, hỏi anh thích tập bơi với HLV nam hay nữ - Thì đương nhiên là nữ rồi - Thế anh muốn HLV nữ cõ nhiêu tuổi - Thì đương nhiên là dưới 20 rồi - Ok anh, em sắp xếp luôn và ngay cho anh. Chú quản lý quay đi, em cũng vừa lững thững ra bờ bể xem nước có ... mát không thì lưng em nhận nguyên một cước các bác ạ. Em bay vù xuống bể sâu hơn 2m50. Má ơi, em vùng vẫy kêu kíu kíu, ấy thế mà chẳng ai kíu em cả các bác ạ. Hơn chục kiều nữ đang bơi trong bể phi hết cả lên bờ đứng nhìn em trồi lên sụp xuống. Ức quá, Em bèn lấy một hơi lặn một phát qua bờ bên kia, trèo lên đứng thở. Thằng chết dẫm nào đạp ông, ra đây ông đạp lại phát xem mày có đi bệnh viện không, ra đây! Chả thấy thằng mất nết nào bước ra. Đang cáu tiết thì vợ em ở đâu đi đến, hất hàm hỏi: Bác còn dùng HLV nữ nữa hay thôi? - Ờ, thôi, thôi...
Kết luận: cứ rơi vào đường cùng thì mới phát huy hết bản lãnh vốn có trong sâu thẳm nội lực các bác ạ !

CHÉM GIÓ


CHÉM GIÓ 
Ở một chừng mực nào đó giáo dục có thể thay đổi thế giới theo nhiều hướng. Tuy nhiên giáo dục có nhiều tâm điểm. Khi tâm điểm của giáo dục là CON NGƯỜI thì nó thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp, và khi tâm điểm của nó là LỢI NHUẬN thì nó thay đổi thế giới theo hướng ngược lại. Trong thời đại toàn cầu hoá TBCN này thì giáo dục mỗi quốc gia thay đổi quốc gia đó theo hướng nào nó tuỳ thuộc vào ít nhất là hai điều kiện nền tảng: Sức khoẻ của nền sản xuất xã hội và tầm nhìn của nhà tư bản giáo dục.

BỐ VÀ CON


BỐ VÀ CON

Mẹ vắng nhà ngày gió
Gạo hết từ mấy hôm
Trưa nay hai bố con
Dạt nhà ra quán luôn
Bé gọi sờ pa gét
Ti hai dĩa hai thìa
Bố với con chén hết
Không say thì không về
Ảnh của Trandinhbich Tran.

Chuyện kể trong ngày: CƠM PHỞ


Chuyện kể trong ngày: CƠM PHỞ 

Trưa đói, vào quán Huyền Trân Công Chúa gọi bát tái gầu. Ăn xong ra giả tiền. Bà chủ băn khoăn: Sao lâu quá rồi em không thấy anh giáo ra ăn phở quán em? Anh giáo chê gì à? Ấy ấy, tôi có dám chê gì đâu, chả là cơm nhà dạo này ngon, ngọt, thơm nên tôi quên bẵng phở đấy thôi. Đang định quay đi thì ông chủ từ trong nhà vội ra nắm tay khách lắc lắc, giọng tha thiết: Anh giáo ơi, có cách gì làm cơm nhà ngon, ngọt, thơm lên được không? À à, chuyện này là ở cơm chứ đâu phải ở ông chủ đâu . Còn nếu muốn thì ông chủ cứ bảo bà nhà một câu là được mà.
Anh giáo đi rồi, trong gương chiếu hậu vẫn thấy ông chủ nhìn theo, vẻ còn bâng khuâng lắm lắm.

ĐỖ BẰNG NIỀM TIN


Trandinhbich - ĐÊM NGỪNG TRÔI

Trandinhbich


ĐÊM NGỪNG TRÔI


Đêm như thể ngừng trôi từng giây khắc 

Thương miên man sương khói nụ cười em

Muốn được nắm bàn tay trong phút chốc

Mai xa rồi

              em có quên..............?