HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIẾT TIỂU LUẬN CUỐI MÔN HỌC
MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
PHẦN
1: NHIỆM VỤ CÁN BỘ LỚP THỰC HIỆN
PHẦN
2: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN
PHẦN
3: MINH HỌA ĐỀ CƯƠNG CỦA 1 ĐỀ TÀI CỤ THỂ
PHẦN
4: MINH HỌA TRÌNH BÀY TRANG MỤC LỤC
PHẦN
5: HƯỚNG DẪN CÁCH VIẾT KẾT LUẬN KHOA HỌC
PHẦN
6: DANH SÁCH ĐỀ TÀI
------------------------------------------------------
PHẦN 1: NHIỆM
VỤ CÁN BỘ LỚP THỰC HIỆN
- Cán bộ lớp share văn bản này đến tất cả
SV trong lớp.
- Cán bộ lớp lập danh
sách đăng ký số đề tài có 3 cột:
+ Cột 1 – Số
thứ tự đề tài từ 1 đến hết để sinh viên đăng ký.
+ Cột 2 - Họ
tên sinh viên đăng ký đề tài;
+ Cột 3 – Mã
sinh viên
Số
thứ tự đề tài |
Sinh
viên thực hiện |
Mã
sinh viên |
Đề tài số 1 |
Nguyễn Văn Xuân |
123456 |
Đề tài số 2 |
Trần Thị Tú Oanh |
234567 |
Đề tài số 3 |
Lê Trung Hiếu Nghĩa |
345678 |
………… |
…………………….. |
……………………. |
- Mỗi SV đăng ký 1 đề
tài, bảo đảm rằng mọi đề tài đều được đăng ký. Nếu số đề tài ít hơn số SV trong lớp thì cán bộ
lớp ưu tiên SV nào đăng ký số đề tài sớm. Tối đa 2 SV đăng ký 1 đề tài.
- Cán bộ lớp công bố
danh sách đăng ký đề tài cho lớp mình biết để thực hiện và gửi danh sách cho Giảng
viên theo dõi, chấm điểm.
- Thời hạn nộp tiểu luận:
cán bộ lớp thu tiểu luận và nộp giảng viên 1 lần duy nhất theo yêu cầu cụ thể của
giảng viên.
PHẦN 2: QUY ĐỊNH
CHUNG VỀ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN
- Tiểu luận cuối môn là văn bản khoa học,
có cấu trúc gồm các mục và tiểu mục, nội dung tiểu luận được viết tay trong khoảng
từ 7 đến 12 trang nội dung (Không tính trang Bìa, trang Mục lục, trang Lời nói
đầu, trang Kết luận và Tài liệu tham khảo - nếu có).
-
Viết tiểu luận trên giấy khổ A4. Định
lề trang văn bản: Lề trên: cách mép trên từ 20 - 25 mm; Lề dưới: cách mép dưới
từ 20 - 25 mm; Lề trái: cách mép trái từ 30mm; Lề phải: cách mép phải từ 15 -
20 mm.
-
Tiểu luận không được tách Phần/Chương
bởi quy mô nhỏ của Tiểu luận không cho phép.
-
Tiểu luận tách thành các Mục và tiểu mục.
- Không được sử dụng chữ cái A, B, C để
tách Mục, tiểu mục; Không được sử dụng
số La mã (I;II;III…) để ký hiệu Mục, tiểu mục
- Chỉ được sử dụng số Ả Rập (1;2;3…) để
đặt thứ tự MỤC và ký hiệu (1.1; 1.2; 1.3…; 2.1; 2.2; 2.3…) đặt thứ tự TIỂU MỤC.
- Trật tự trình bày tiểu luận: (1) Bìa ngoài (bìa có đầy đủ tên Trường,
môn học, Semina lần mấy, tên đề tài, họ tên, lớp, mã sinh viên, tên giáo viên
hướng dẫn); (2) trang Mục lục (có mục,
tiểu mục, tên mục/tiểu mục và số trang của
mục/tiểu mục đó); (3) trang Lời nói đầu;
( 4) các trang mục và tiểu mục viết nội dung tiểu luận; (5) Trang Kết luận và trang Tài liệu tham khảo (nếu có).
- Phải tách trang riêng các trang
Mục lục, Lời nói đầu và Kết luận.
- Không được tách trang, không được tách dòng, phải viết liền trang, dòng NỘI DUNG của mục, tiểu mục.
- Chỉ sử dụng
màu mực
xanh để viết tiểu luận.
-
Cấu trúc tiểu luận kết cấu từ 2 mục trở
lên, tối đa là 4 mục (tùy độ phức tạp của nội dung), mỗi mục phải có tối thiểu từ 2 tiểu mục trở lên đến 4 tiểu mục (không
nên quá nhiều tiểu mục).
- Đặt tên mục, tiểu
mục: Không được dùng câu nghi vấn, câu mệnh lệnh, câu khẩu hiệu và câu phủ
định. Dùng câu khẳng định đặt tên các mục/tiểu mục và tên mục/tiểu mục phải đủ
2 bộ phận: (1) hướng tiếp cận đối tượng
nghiên cứu và (2) đối tượng
nghiên cứu của mục/tiểu mục đó.
Ví dụ về cách đặt tên mục/tiểu mục:
1. Khái
niệm, nội dung, nguồn gốc và ý nghĩa phương pháp luận của
các nguyên tắc toàn diện, phát triển và
lịch sử cụ thể
1.1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận của nguyên tắc toàn diện
1.2. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận của nguyên tắc phát triển
1.3. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận của nguyên tắc lịch sử cụ thể
Trong ví dụ trên, những chữ in nghiêng là hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu; những chữ béo không nghiêng là
đối tượng nghiên cứu của mục/tiểu
mục.
- Trang Mục lục: Tên Mục và
tên các Tiểu mục phải đầy đủ, rõ ràng, phải có cột trang cho các mục và tiểu mục.
- Trang Lời nói
đầu:
phải viết rõ được vị trí, tầm quan trọng, ý nghĩa của đề tài; những nội dung lớn
trong đề tài; mục tiêu đặt ra của việc nghiên cứu đề tài đó.
- Các nội dung trong mục/tiểu mục: phải giải quyết được vấn đề mà tên mục/tiểu mục đặt ra. Tổng thể nội
dung trong tất cả các mục phải giải quyết được vấn đề mà tên đề tài đặt ra.
- Trang Kết luận: Trang kết luận phải thể hiện được:
(1) Kết luận được những nội dung lớn đã phân tích trong phần mục và tiểu mục;
(2) Nội dung của mỗi kết luận phải rõ ràng, tường minh (3) Thứ tự các kết luận
phải logic chặt chẽ, hệ thống; (4) Không kết luận cho những vấn đề ngoài nội
dung ở mục/tiểu mục.
- Tiểu luận đóng bìa xanh.
- Copy tiểu luận sẽ bị xử lý cấm thi.
Tên đề tài:
Vận dụng nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và
nguyên tắc lịch sử cụ thể
phân tích chiến dịch chống Virut Covid – 19 của nước ta
trong những năm qua
1. Khái niệm, nội dung, nguồn gốc và ý nghĩa phương pháp luận của các nguyên tắc toàn diện, phát triển và lịch sử cụ thể
1.1. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận của nguyên tắc toàn diện
1.2. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận của nguyên tắc phát triển
1.3. Khái niệm, nội dung và ý nghĩa phương pháp
luận của nguyên tắc lịch sử cụ thể
2. Thực
tế và tác động của chiến dịch
chống Virut Covid19 của nước ta từ 2019
2.1. Các khía cạnh KT-XH, con người của chiến dịch chống Virut Covid19 ở nước ta
2.2. Những tác động tích cựcvà hạn chế của chiến dịch chống Virut Covid19 ở nước ta
3. Một số
giải pháp và bài học kinh nghiệm chống Virut Covid 19 ở nước ta
2.1. Một số kiến nghị cụ thể nhằm giải quyết triệt để Virut Covid19 của nước
ta
2.2 Một số bài học kinh nghiệm từ chiến dịch chống Virut Covid19 ở nước ta
Kết luận
Tài liệu tham khảo
PHẦN 4: MINH
HỌA TRÌNH BÀY TRANG MỤC LỤC
ĐỀ TÀI:
Vận dụng nguyên
tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể
phân tích chiến
dịch chống Virut Covid – 19 của nước ta trong những năm qua
MỤC |
TÊN
MỤC |
TRANG |
|
Lời nói đầu |
1 |
1 |
Khái niệm, nội dung, nguồn gốc và ý
nghĩa phương pháp luận của các nguyên tắc toàn diện, phát triển và lịch
sử cụ thể |
2 |
1.1 |
Khái niệm,
nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện |
2 |
1.2 |
Khái niệm,
nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của nguyên tắc phát triển |
3 |
1.3 |
Khái niệm, nội dung và ý nghĩa
phương pháp luận của nguyên tắc lịch sử cụ thể |
|
2 |
Thực tế và tác động của chiến dịch chống Virut Covid19 của nước
ta từ 2019 |
4 |
2.1 |
Các khía cạnh KT-XH, con người của chiến dịch chống Virut Covid19 ở nước ta |
5 |
2.2 |
Những tác
động tích cực và hạn chế của chiến dịch chống Virut Covid19 ở nước ta |
6 |
3 |
Một số giải pháp và bài học
kinh nghiệm
chống Virut Covid 19 ở nước ta |
|
3.1 |
Một số kiến nghị cụ thể nhằm giải quyết triệt để Virut Covid19 của
nước ta |
7 |
3.2 |
Một số bài học kinh nghiệm từ chiến dịch chống Virut Covid19 ở nước ta |
8 |
Kết luận
Tài liệu tham khảo |
9 10 |
Trang KẾT LUẬN của tiểu luận là trang
khái quát kết quả nghiên cứu của toàn bộ nội dung đã hiện diện ở MỤC và TIỂU
MỤC. Không được phép kết luận những vấn đề bên ngoài nội dung đã hiện diện
trong MỤC và TIỂU MỤC. Để viết KẾT LUẬN dễ dàng, rõ ràng, hiệu quả, sinh viên
nên thực hiện theo cách viết sau:
Xây dựng khổ văn dẫn vào kết luận {khổ văn dẫn vào kết luận khoảng 5 đến 7 dòng},
và dẫn vào ý: Sau khi nghiên cứu đề tài (nhắc lại tên đề tài) ………………….., với
các nội dung chủ yếu là (nhắc lại tên các mục lớn) ………………cho phép tác giả rút
ra một số kết luận cơ bản sau:
Thứ nhất là: …………………………
…(tối thiểu 4 đến 5 dòng)
Thứ hai là,……………………………..
(tối thiểu 4 đến 5 dòng)
Thứ ba là,………………………………
(tối thiểu 4 đến 5 dòng)
Thứ tư là,……………………………….(tối
thiểu 4 đến 5 dòng)
Cuối cùng là, (kết luận
tổng quát cho đề tài)…….. (4 đến 6 dòng)
Chú ý: kết luận không
phải là nhắc lại nội dung, nếu phải nhắc
lại một nội dung nào đó thì việc đó chỉ là cơ sở cho một kết luận mới liên quan
đến nội dung đó)
TRANG KẾT LUẬN VIẾT TỪ 1 ĐẾN 2 TRANG,
GỌN, ĐẸP, CÁC KẾT LUẬN ĐỀU TÁCH KHỔ RÕ NÉT, DỄ NHÌN, DỄ ĐỌC, DỄ HIỂU
1/ Vận dụng nguyên
tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích chiến
dịch chống Virut Covid – 19 của nước ta trong những năm qua.
2/ Vận dụng
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân
tích tình trạng ô nhiễm môi trường ở một địa phương cụ
thể mà bạn quan tâm. (SV tự chọn đối tượng cụ thể và ghi rõ đối
tượng vào phần in nghiêng trước khi thiết lập đề cương nghiên cứu).
3/ Vận dụng
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân
tích thực trạng giao thông đô thị ở Hà Nội hiện nay.
4/ Vận dụng
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân
tích thực trạng thị trường xăng dầu ở nước ta hiện nay.
5/ Vận dụng
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân
tích những thành tựu lớn trong phát triển của nước ta hiện nay.
6/ Vận dụng
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân
tích thói hư tật xấu của người Việt trong xã hội hiện nay.
7/ Vận dụng
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân
tích thực trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội hiện nay.
8/ Vận dụng nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và
nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích vẻ đẹp của thủ đô Hà Nội trong phát triển hiện nay.
9/ Vận dụng nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và
nguyên tắc lịch sử cụ thể phân
tích sự phát triển của đời sống ở một cộng đồng dân
tộc thiểu số ở nước ta mà bạn quan tâm. (SV tự chọn đối
tượng cụ thể và ghi rõ đối tượng vào phần in nghiêng trước khi thiết lập đề
cương nghiên cứu).
10/ Vận dụng nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát
triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích vẻ đẹp của văn
hóa truyền thống một cộng đồng dân tộc thiểu số ở nước ta mà bạn
quan tâm. (SV tự chọn đối tượng cụ thể và ghi
rõ đối tượng vào phần in nghiêng trước khi thiết lập đề cương nghiên cứu).
11/ Vận dụng nguyên
tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích thế mạnh và những hạn chế của hoạt
động kinh tế du lịch ở địa phương mà bạn
quan tâm. (SV tự chọn
đối tượng cụ thể và ghi rõ đối tượng vào phần in nghiêng trước khi thiết lập đề
cương nghiên cứu).
12/ Vận dụng nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử
cụ thể phân tích những ảnh hưởng tích cực đối với phát triển xã hội của hoạt động chống
tham nhũng hiện nay ở nước ta.
13/ Vận dụng nguyên
tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích những cơ hội và thách thức của thanh niên
Việt Nam trong phát triển hiện nay.
14/ Vận dụng
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích một số hạn chế
cơ bản của người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài.
15/ Vận dụng
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích thế mạnh và
hạn chế của người lao động Việt Nam ở một nước ngoài mà
bạn quan tâm. (SV tự chọn đối
tượng cụ thể và ghi rõ đối tượng vào phần in nghiêng trước khi thiết lập đề
cương nghiên cứu).
16/ Vận dụng
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích những bí quyết thành công
của một doanh nhân trẻ nổi bật mà bạn quan tâm. (SV tự chọn đối tượng cụ thể và ghi rõ
đối tượng vào phần in nghiêng trước khi thiết lập đề cương nghiên cứu).
17/ Vận dụng nguyên tắc toàn diện, nguyên
tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích một xu hướng phát
triển nhạc trẻ cụ thể mà bạn quan tâm. (SV tự chọn đối
tượng cụ thể, ghi rõ đối tượng vào phần in nghiêng trước khi thiết lập đề cương
nghiên cứu).
18/ Vận dụng nguyên tắc toàn diện, nguyên
tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích sự phát triển của một xu
hướng thời trang trẻ mà bạn quan tâm. (SV tự chọn đối
tượng, ghi rõ đối tượng vào phần in nghiêng trước khi thiết lập đề cương nghiên
cứu).
19/ Vận dụng nguyên tắc toàn diện, nguyên
tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích sự phát triển của một lối
sống tích cực mà bạn quan tâm. (SV tự chọn đối
tượng và ghi rõ đối tượng vào phần in nghiêng trước khi thiết lập đề cương
nghiên cứu).
20/ Vận dụng nguyên tắc toàn diện, nguyên
tắc phát triển và nguyên tắc lịch sử cụ thể phân tích vai trò đào tạo lao động chất lượng cao đối với
phát triển đất nước hiện nay.
---------------------------