VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC LÀ MỘT THỂ THỐNG NHẤT
Nếu vật chất và ý thức là một thể thống nhất thì cuộc tranh luận giữa Triết học Duy vật và Triết học Duy tâm tồn tại từ bao thế kỷ qua sẽ thực sự đi đến hồi kết. Tranh cãi “vật chất quyết định ý thức” hay “ý thức quyết định vật chất” sẽ không còn ý nghĩa nữa.
Bắt đầu từ “cuộc cách mạng lượng tử” khoảng 70 năm về trước, nhiều nhà khoa học đã tìm ra sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa các kết quả nghiên cứu của họ và một số bí ẩn hay gặp trong tôn giáo. Heisenberg, Bohm, Schrodinger, Eddington, Einstein – những nhà khoa học nổi tiếng – tất cả đều có quan điểm rằng thế giới là huyền bí và thuộc về tinh thần.
Cái khung hạn chế của khoa học thực chứng
Năm 2016, có đến hai nhóm nghiên cứu độc lập đến từ Đại học Maryland và Đại học Harvard công bố đã tạo ra một loại vật liệu mới – tinh thể thời gian. Loại tinh thể này có cấu trúc nguyên tử lặp lại theo thời gian, chúng có các trạng thái dao động ổn định khác nhau lặp lại theo chu kỳ ở trạng thái năng lượng điểm không. Phát hiện này mang đến viễn cảnh về các vật liệu mới có đặc tính và hình thù thay đổi lặp lại theo thời gian, ví dụ: vật liệu lúc thì dẫn điện, lúc thì cách điện.
Trong những năm vừa qua, các nhà khoa học cũng liên tục có những phát hiện mới, ví dụ như trạng thái thứ 2 của nước ở thể lỏng (thay đổi tính dẫn nhiệt, dẫn điện, khúc xạ và sức căng bề mặt ở nhiệt độ từ 40-600C), hay cách làm cho nước vẫn đóng băng ở 1050C nhờ dùng các ống nano cacbon. Những điều này minh chứng rằng càng tìm hiểu về thế giới xung quanh, thì chúng ta lại càng kinh ngạc về hiểu biết ít ỏi của mình.
Tiến sĩ David Bohm (1917–1992), một trong những nhà vật lý lý thuyết quan trọng nhất của thế kỷ 20, cho rằng: từ khi còn nhỏ, chúng ta đã học để nhìn thế giới qua một cái khung cố định của những quan niệm, vì vậy chúng ta thường phản ứng ngay lập tức với mỗi trải nghiệm mới, thậm chí trước khi có thời gian để suy nghĩ: “Theo cách này, chúng ta tin rằng một số cách cảm nhận và nhận thức thế giới là cố định, mặc dù thực ra là chúng đã được chúng ta khám khá và xây dựng ngay từ khi còn nhỏ và trở thành các thói quen.” [4]
Quan điểm của Einstein và Bohm tương đồng với quan điểm của những người thực hành tín ngưỡng và tôn giáo. Giới Thần học cho rằng khoa học thực chứng hiện nay (khoa học khẳng định tri thức xác thực bắt nguồn từ sự kiểm nghiệm thực chứng) không hoàn thiện và đóng một cái khung cứng nhắc vào tư duy của con người. Nó không thể giải thích được sự tồn tại của các không gian khác, không thể thấy được bản chất của vật chất cũng như các vấn đề được cho là “ngẫu nhiên” hoặc “tự nhiên”…