du hành trong HỐ đen
(TĐB Sưu tầm)
Chính sự
kéo dài vô hạn một đơn vị thời gian ở vùng không gian gần hố đen, có thể hình
dung rằng, khi chạm vào hố đen thì thời gian sẽ kéo dài một cách "vô
tận". Ở một
khoảng cách đủ xa, lỗ đen vũ trụ có các tương tác giống với tất cả những vật
thể khổng lồ khác trong không gian như hành tinh hay Mặt trời. Thế nhưng ở vùng
không gian tiệm cận, mọi chuyện hoàn toàn khác. Nếu như có thể đến đủ gần một
hố đen, bạn sẽ thấy trọng lực ở vùng không gian gần nó không còn "tuyến
tính" như những ngôi sao khác: Không tăng dần đều mà tăng vọt rất nhanh.
1 1. Chuyến
du hành của không - thời gian
Giả sử chúng ta đang bay trên một phi thuyền được trang bị
động cơ phản lực ánh sáng, khi tới gần chân trời sự kiện - vùng không gian ngăn
cách giữa hố đen và mọi vật chất bên ngoài - bạn sẽ thấy rằng ngay cả các
photon do động cơ ánh sáng phát ra, cũng không đủ nhanh để thoát khỏi trọng lực
cực hạn của "gã khổng lồ" đang cố "nuốt" lấy chúng. Cuối
cùng, chiếc phi thuyền cùng với bạn sẽ bị kéo giãn thành một sợi dây dài có độ
dày đúng 1 nguyên tử, và hoàn toàn bị "nuốt chửng".
Đó là viễn cảnh được "đề xuất" bởi các nhà khoa học
khi có ai đó, hay vật gì đó cố tiếp cận một dị điểm - điểm có khối lượng cực
lớn trong một thể tích cực nhỏ (gần như không có thể tích). Khi đó, trường
trọng lực mà nó tạo ra sẽ là cực hạn, không thứ gì có thể thoát khỏi lực hút
của nó. Tuy nhiên, lại có một thực tế khá vô lý ở đây. Giả sử trường hấp
dẫn của hố đen là cực hạn (lớn vô cùng) thì ở bất kì khoảng cách nào trong không
gian, nó cũng phải lớn vô cùng (vô cùng lớn chia cho bất cứ số nào cũng là vô
cùng lớn), và mọi vật chất trong vũ trụ ắt hẳn phải bị "nuốt chửng"
hết.