Subscribe:

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

CHIM CON KIẾN GIÓ


--- CHIM CON KIẾN GIÓ ------

Nếu cộng tất cả doanh nghiệp hiện có với hơn 4 triệu hộ gia đình đang sản xuất, kinh doanh (cũng được tính là doanh nghiệp) và chia ra, ta có tỉ lệ suýt soát 99 phẩy 9 phần trăm doanh nghiệp siêu nhỏ đang hoạt động trong nền kinh tế hiện tại. Nên em nói, kinh tế Việt Nam là nền kinh tế của những doanh nghiệp bé như chim của con kiến gió thì xin các bá đừng nguýt em. Nguýt em là em nguýt lại sém môi xinh đó nhen.

1) Doanh nghiệp nhà nước thì thiếu động lực vì "phải" sử dụng vốn của người khác (vốn nhà nước tức là của dân, lỗ thì dân đóng thuế mà trả) nên chỉ có lỗ, lỗ triền miên trên diện rộng, lỗ chỏng gọng và không thích có lãi.
2) Doanh nghiệp tư nhân thì quá nhỏ bé về lực lượng sản xuất: vốn công nghệ yếu, vốn con người mỏng, thị trường hẹp, giá thành sản phẩm rất cao dẫn đến cạnh tranh cực yếu. Doanh nghiệp tư nhân của VN chết ở đúng chỗ này các bác nhé.
3) Doanh nghiệp nước ngoài ở VN (FDI) có đầu tư tốt dần đều theo thời gian, nhưng, lại nhưng, bị chính lực lượng lao động thấp trong nước ngăn cản tốc độ đầu tư vào công nghệ cao, thành thử họ buộc phải đầu tư công nghệ trung bình và thấp cho "vừa tầm" cái lực lượng lao động bản xứ. Em không bàn đến khoảng 15 phần trăm doanh nghiệp FDI chuyển vào nước ta rác công nghệ các bác nhé, chuyện đó fức tạp, nhạy cảm lắm.
4) Giờ thì sao nào? Thì đây, dù VN luôn nằm trong nhóm quốc gia thu hút đầu tư nóng nhất thế giới thì, lại thì, các tập đoàn có công nghệ cao ôm tiền đầu tư vẫn tránh VN như tránh tà. Mình chỉ hút được đám công nghệ trung bình và thấp thôi. Bãi rác công nghệ là đây chứ tìm đâu nữa hở các bác?
5) Trong khi mọi khoa học lý sự đều chỉ ra, rằng, thể chế quản lý kinh tế đóng vai trò đầu tàu quyết định tốc độ và chất lượng tăng trưởng, thì quân ta vẫn ục ịch như chưa hề có cuộc hội nhập và cạnh tranh nào. Cơ chế quản lý cũ kỹ nhàu nhĩ kém hiệu quả, thủng lỗ chỗ, khiến đầu tư công "bốn mươi vốn một lời", kềnh càng khệnh khạng. Quản lý sản xuất đã thế thì quản lý tài nguyên càng thế. Phá là chính.
6) Cuối cùng thì chúng ta hy vọng vào cái gì cho sự bứt phá, để mục tiêu đến năm bao nhiêu đó thì trở thành quốc gia có nền công nghiệp theo hướng hiện đại đây? Giáo dục, đào tạo nhân tài chứ còn đâm đầu vào đâu nữa! Mà bàn đến lãnh vực này thì em với các bác lại phải quay lại bàn về thể chế giáo dục, đào tạo đấy ạ. Thôi, em thôi, em dừng mồm tại đây, vì cái này nó lại nhạy cảm lắm các bác ạ.
2) Doanh nghiệp tư nhân thì quá nhỏ bé về lực lượng sản xuất: vốn công nghệ yếu, vốn con người mỏng, thị trường hẹp, giá thành sản phẩm rất cao dẫn đến cạnh tranh cực yếu. Doanh nghiệp tư nhân của VN chết ở đúng chỗ này các bác nhé.
3) Doanh nghiệp nước ngoài ở VN (FDI) có đầu tư tốt dần đều theo thời gian, nhưng, lại nhưng, bị chính lực lượng lao động thấp trong nước ngăn cản tốc độ đầu tư vào công nghệ cao, thành thử họ buộc phải đầu tư công nghệ trung bình và thấp cho "vừa tầm" cái lực lượng lao động bản xứ. Em không bàn đến khoảng 15 phần trăm doanh nghiệp FDI chuyển vào nước ta rác công nghệ các bác nhé, chuyện đó fức tạp, nhạy cảm lắm.
4) Giờ thì sao nào? Thì đây, dù VN luôn nằm trong nhóm quốc gia thu hút đầu tư nóng nhất thế giới thì, lại thì, các tập đoàn có công nghệ cao ôm tiền đầu tư vẫn tránh VN như tránh tà. Mình chỉ hút được đám công nghệ trung bình và thấp thôi. Bãi rác công nghệ là đây chứ tìm đâu nữa hở các bác?
5) Trong khi mọi khoa học lý sự đều chỉ ra, rằng, thể chế quản lý kinh tế đóng vai trò đầu tàu quyết định tốc độ và chất lượng tăng trưởng, thì quân ta vẫn ục ịch như chưa hề có cuộc hội nhập và cạnh tranh nào. Cơ chế quản lý cũ kỹ nhàu nhĩ kém hiệu quả, thủng lỗ chỗ, khiến đầu tư công "bốn mươi vốn một lời", kềnh càng khệnh khạng. Quản lý sản xuất đã thế thì quản lý tài nguyên càng thế. Phá là chính.
6) Cuối cùng thì chúng ta hy vọng vào cái gì cho sự bứt phá, để mục tiêu đến năm bao nhiêu đó thì trở thành quốc gia có nền công nghiệp theo hướng hiện đại đây? Giáo dục, đào tạo nhân tài chứ còn đâm đầu vào đâu nữa! Mà bàn đến lãnh vực này thì em với các bác lại phải quay lại bàn về thể chế giáo dục, đào tạo đấy ạ. Thôi, em thôi, em dừng mồm tại đây, vì cái này nó lại nhạy cảm lắm các bác ạ.